Bánh đa Thiệu châu Thanh Hóa
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁNH ĐA THIỆU CHÂU THANH HÓA
( ĐẶC SẢN XỨ THANH )

Gạo làm bánh đa chòm

Gạo làm bánh đa Chòm có nguyên liệu chính từ những giống lúa có tính chất lịch sử trong nên nông nghiệp Việt Nam của những năm 1993-1995, những giống lúa có năng xuất cao nhưng hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng trung bình. Dùng để chuyển hóa thành các sản phẩm tiêu dùng mạng tính cách đặc chưng riêng của vùng.

làm bánh được chọn từ các giống lúa có thành phần dinh dưỡng cao, ít keo khi nấu chín, hạt đều và trong. Lúa dùng để làm bánh phảo được phơi nỏ, cất kỹ khi xay phải đạt thành cao nhất.

          Vùng trồng lúa rộng lớn của các địa phương hạ nguồn sông Chu là nơi cung cấp lượng lúa gạo lớn cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế cho khu vực. Nơi đây cũng là nơi bổ xung cho các làng làm nghề những nguyên liệu từ gạo chất lượng cao để sản xuất. Các giống lua như Q5,203  thuần chủng được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1993, đã làm nên cuộc cách mạng cho nông dân từ nghèo đói trở nên no đủ và phát triển lên giàu có như ngày hôm nay. Những giống lúa này phù hợp với nông vụ của các tỉnh Nam Bắc Bộ, như chống chịu được sâu bệnh tốt hơn, thân cây cứng đảm bảo cho điều kiện mưa bão hằng năm, giá trị sản lượng cao ...

Gạo làm bánh đa chòm

Xứ mệnh của các giống lúa này đang nhẽ ra đã phải kết thúc, nhường chỗ cho các giống lúa có chất lượng cao hơn để phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay. Nhưng tại các địa phương có làng nghề dùng nguyên liệu sản xuất từ gạo vẫn ưa chuộng vì vậy cơ hội tồn tại và phát triển của loại gạo này vẫn được người nông dân lựa chọn canh tác nhiều, cho dù cũng có tác động ít nhiều của các chương trình phải triển nông thôn nhằm thay thế, giá gạo của các giống lúa Q5 hay 203 vẫn được bán ra ổn định từ 10.000 vnđ/ kg ngang bằng với các loại gạo thơm, gạo dẽo khác.

Gạo làm bánh được trà hết lớp cám bên ngoài, đối với gạo làm tốt phải đạt thành từ 70 kg gạo từ 100 kg lúa, hạt đều ít gãy. Trung bình mỗi gia đình làm chuyên bánh đa làm từ 30-60 kg một ngày tùy vào điều kiện sức khỏe và thời tiết, chính vì vậy các hộ làm bánh chỉ nhập từ 100 kg – 150 kg dể tránh các trường hợp ẩm mốc vô hơi của gạo.

Để làm bánh đa chòm, gạo được gâm trước khi đưa vào xay khoảng 45 phút – 60 phút là phải vớt ra và chuyển đến máy xay. Bột làm bánh đa, đều đặn cùng lượng nước hợp lý luôn luôn là bí quyết của mỗi gia đình và làng nghề, kinh nghiệm này được tích lũy qua nhiều năm tháng và thế hệ để ngày càng nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Gạo làm bánh đa chòm

Bánh làng Chòm không cầu kỳ nguyên liệu chính là mấy, còn ưu ái nông dân của vùng sản xuất những hạt gạo truyền thống không được người tiêu dùng sử dụng nữa để làm nguyên liêu sản xuất. Những đặc điểm trên giúp phần phải truyển toàn vùng nông nghiệp và làng nghề cùng phát triển nét đặc chưng riêng của mình.


Làng nghề bánh đa truyền thống

Bánh đa Thiệu Châu Thanh Hóa!

Với công thức gia truyền được nối tiếp qua nhiều thế hệ đến này, những chiếc bánh đa làm ra tại đây luôn có hương vị đặc trưng của đất Thiệu Châu nói riêng, Thanh Hóa nói chung. Nơi mà những người dân luôn tràn đầy lòng hiếu khách!

Khám phá thêm các món đặc sản xứ Thanh khác tại: https://dacsanxuthanh.vn

ĐẶC SẢN BÁNH ĐA THIỆU CHÂU THANH HÓA

Địa chỉ: Làng nghề bánh đa truyền thống, Xã Thiệu châu - Thiệu Hóa - Thanh Hóa.
Liên hệ tại Thanh Hóa - Bà Cúc: 0388.967.570
Liên Hệ giao bánh tại Hà Nội - Bà Trinh: 0988.822.738
Bánh đa Thiệu châu Thanh Hóa