Bánh đa Thiệu châu Thanh Hóa
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁNH ĐA THIỆU CHÂU THANH HÓA
( ĐẶC SẢN XỨ THANH )

Cách ăn bánh đa Chòm

Quện vào nhau ngất ngây, từ đầu lưỡi nếm chọn vẹn tất thảy những cảm giác thăng hoa từng mẫu từng mẫu nhỏ. Bên dưới lưỡi nước miếng được kích thích nhiều hơn, khiến vị ngon liên tục mà người ăn không thấy khô, thấy khát dù thời tiết có là mùa hè hay mùa đông.

Bên những mâm cơm, ăn khi đi chợ, làm đồng, du lịch, bên cạnh cốc bia ... Nơi nào bánh đa Chòm cũng có vị ngon riêng, ưa chuông. Người ăn bánh đa chòm như bị thôi miên từ miếng đầu tiên đến mẫu bánh cuối cùng.

          Miếng bánh đa Chòm khi ăn, dường như kích thích vị giác của người ăn. Ăn không biết chán, càng ăn càng thấy ngon, khi ăn vị ngọt của gạo, bùi của gạo công với vừng, mặn có một chút vừa vặn của muốn, vị dầu vừa phải từ vừng, tơi xốp tan ngay của bánh đã nướng qua than củi. Quện vào nhau ngất ngây, từ đầu lưỡi nếm chọn vẹn tất thảy những cảm giác thăng hoa từng mẫu từng mẫu nhỏ. Bên dưới lưỡi nước miếng được kích thích nhiều hơn, khiến vị ngon liên tục mà người ăn không thấy khô, thấy khát dù thời tiết có là mùa hè hay mùa đông.

          Khi đói bụng, người ta có thể ăn no. Bánh được làm thành phần chủ yếu từ gạo, được chín đến 2 lần “lần đầu chuyển tinh bộ thành bánh trong nồi hấp, lần 2 chín trên chậu than khi quạt bánh”. Thành phần hỗ trợ có vị nặm của muối, vị thơm, béo của vừng, ngọt của gạo ... Nên khi ăn người ăn quên đi cái khô, cái cứng của lúc ban đầu, với đủ vị cần thiết mà nhu cầu con người cần ăn hằng bữa nên lúc đói người ta có thể ăn no từ khi nào không để ý, tiếng bánh bẻ ra ròn tan, lôi cuốn không chỉ 1 người mà những người xung quanh cũng bị hấp dẫn.

          Trong những cuộc vui, chiếc bánh đa lại là một phần nên nếm không thể thiếu, ăn bánh như chung hòa với bia, rượu bớt đi cái gán gẩn của thịt thà, tăng thêm sự kích thích cho bữa ăn có nhiều người, như vui hơn, tiện dụng khi mời chào, có thể tráng miệng, nhưng khai vị khi rượu bia cũng vô cùng hợp lý.

          Trong các cuộc tiệc trà, bánh đa Chòm như một thức quà đơn giản dễ dùng. Ăn như thơm hơn, vui hơn cuộc trò chuyện của các bà, các chị, dễ sử dụng đến mức các trẻ nhỏ có thể ăn mà không lo đến hóc, các cháu bé chưa mọc răng có thể dùng như giải quyết vấn đề “ngứa lợi” của riêng mình.

          Sau những buổi lao động vất vả, người thôn quê thường dùng bánh đa Chòm như muốn khuây đi những giọt mồ hôi, vất vả của những giờ lao động. Bù cho năng lượng đã mất đi, hay thực tế hơn là chống đói đơn giải hơn, nhanh chóng hơn vì khi mua xong là có thể dùng ngay. Bởi giá của cái bánh đa Chòm rất phù hợp với người lao động chân tay, chỉ với 5-10 ngàn đồng có thể dùng cho 2-3 người. Không như những hàng quà được đóng gói khác có giá thành cao hơn, ăn không đủ, chia cũng không đều, cũng không thể tai nghe, mắt thấy, tay sờ và miệng ăn ...

Ăn bánh đa Chòm, không vội được, không dừng được, mọi lúc cũng có thể ăn và có thể ăn ở mọi tư thế. Người già ăn và cảm nhận trong hoài niệm, bởi cái bánh đa Chòm từ xưa đến vầy vẫn dữ nguyên chất lượng không thay đổi. Chỉ có thời gian đã làm cho con người ta thay đổi, có thể càng ngày càng có nhiều thức quà mới lạ khiến người ăn đôi lúc quên đi cái bánh đa Chòm nhưng khi nhìn thấy vẫn khiến họ thèm như chính họ năm xưa. Có những cụ già đã không còn răng, họ thèm đến mức cho miếng bánh đa Chòm vào tay rồi nghiền nhỏ để bỏ vào miệng, hiển nhiên không thể kể lại những ngày còn trẻ được ăn, được đi chợ Hôm Chòm, được mua về làm quà cho gia đình và cho con cháu...

          Có những người ăn, cách ăn khác nhau và có những món ăn được chế biến ăn kèm với bánh đa Chòm như một phần không thể thiêu. Ví như: Cháo lươn, bánh đa kê, bánh đa xúc hến, bánh đa ăn với Rắt sào, các món om hải sản cũng không thể thiếu. Mới đay thôi, giới trẻ sáng tạo ra món bánh tráng trộn cay cay ngòn ngọt, hay từ bánh đa Chòm chỉ đơn giản là chấm với nước mắm ớt cũng được nhiều người sành ăn ưa dùng.

Khỏi phải nói, bánh đa Chòm là một thức quà cho người ăn kiêng, ăn chay, ăn trên tầu, ăn trên xe ... Lúc buồn 1 mình có thể ăn, lúc chia sẽ dăm ba câu chuyện, lúc vui, nhà có tiệc ... Cách để người ăn cũng đã để lại thêm dấu ấn cho đặc sản bánh đa Chòm.

Bánh đa Chòm chưa quạt qua than củi cũng có nhiều cách chế biến nhờ công cụ hiện đại ngày nay: Bỏ trong lò vi sóng, bẻ nhỏ để chiên với dầu ăn, nhúng ướt cuộn với thức ăn rồi hấp, chiên ... Nhưng tất thẩy nhanh chán hơn là bánh quạt qua than củi và như thế sẽ không còn chuẩn mùi, vị, hình thức, ý nghĩa của cái bánh đặc sản làng Chòm

Cách bản quản thực sự đơn giản, người ta chỉ cần 1 bao nilon kín, để những nơi cao ráo là có thể bảo quản được bánh hàng tháng để dùng dần. Đối với bánh chưa quạt qua than củi vận chuyển được nhiều hơn, xa hơn nhưng đòi hỏi người quạt bánh phải khéo léo mới có thể ngon như những nghệ nhân của làng.

Cách ăn bánh đa Chòm


Làng nghề bánh đa truyền thống

Bánh đa Thiệu Châu Thanh Hóa!

Với công thức gia truyền được nối tiếp qua nhiều thế hệ đến này, những chiếc bánh đa làm ra tại đây luôn có hương vị đặc trưng của đất Thiệu Châu nói riêng, Thanh Hóa nói chung. Nơi mà những người dân luôn tràn đầy lòng hiếu khách!

Khám phá thêm các món đặc sản xứ Thanh khác tại: https://dacsanxuthanh.vn

ĐẶC SẢN BÁNH ĐA THIỆU CHÂU THANH HÓA

Địa chỉ: Làng nghề bánh đa truyền thống, Xã Thiệu châu - Thiệu Hóa - Thanh Hóa.
Liên hệ tại Thanh Hóa - Bà Cúc: 0388.967.570
Liên Hệ giao bánh tại Hà Nội - Bà Trinh: 0988.822.738
Bánh đa Thiệu châu Thanh Hóa