Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng từ 30 -45 phút – thời gian này vừa đủ để gạo đủ gấn nước mà không bị chua bánh khi ăn, cho ráo nước trước khi đưa vào máy để xay.
Khi xay bột làm bánh da (bánh tráng), máy xay tốc độ không cao như báng đa nem, cối xay cung không nặng, tỷ lệ nước với gạo vừa phải ... để tinh bột gạo không quá mịn, không bị chín trước khi vào tráng lò bánh. Gạo chỉ được xay khi bắt đầu một ngày làm việc mới, thời gian vừa đủ để nhóm được bếp than, chuẩn bị trành phơi bánh, định lượng gạo được tính toán sao cho kịp thời gian tắt nắng mà bánh phải được khô ngay trong ngày.
Ngày xưa, với công cụ còn khá là khó khăn các cụ rất chận trọng và giữ gìn đồ nghề. Việc tìm kiếm được một chiếc gáo dừa làm mui đong bột ưng ý là cả một kỳ công, còn bây giờ nhiều vật liệu để làm thì các nghệ nhân có thể làm bằng mui nhôm, gáo nhựa ... nhưng vẫn phải có đáy hình bầu dục để tiện cho việc cán bột cho đều trên mặt nồi hơi. Bột được đổ nhẹ lên tâm mặt nồi hơi, được cán từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ, thao tác tay từ nhanh dần đến chậm dần, từ vòng nhỏ đến vòng lớn thật uyển chuyển không phải ai cũng có thể làm được. Chiều nghiêng của mui cũng dần uyển chuyển vào trong cho lớp bột dàn đều ra mép sao cho đều mép bánh và giữ nguyên được hình tròn đều đẹp nhất.
Yếu tố quyết định phần lớn đến chất lượng cho cái bánh đa Chòm được ngon là thời tiết: Bánh phải được phơi trong 1 ngày là khô, bánh khô là bánh đã chuyển sang màu mốc trắng, cứng, dễ vỡ khi vận chuyển. Thời tiết tốt nhất để có thể chọn được bánh ngon là trời nắng to, bánh được người phơi thường xuyên chăm sóc để toàn bộ mẻ bánh phải được khô đồng đều. ...
Những đặc chưng về sản xuất ấy có thể bắt gặp tại nhiều địa phương khác nhau, nhưng cách quạt bánh thành bánh đa thì ở Thiệu Châu chỉ có thể có 1 không 2. Bánh đa Thiệu Châu là bánh khi nướng có cong đều hình cánh diều, bóng nổ li ti, màu vàng đều không bị cháy. Khi ăn có cảm giác thơm của vừng, ngọt của gạo nguyên chất, không chán, có sự hấp dẫn người ăn từ miếng đầu tiên cho đến khi kết thúc đến mẫu cuối cùng. Giòn tan khi bỏ vào miệng, không có vị ngọt của hương liệu, không lạc không dừa nhưng ấn tượng đối với ai đã từng một lần ăn miếng bánh đa Chòm mà mãi không quên.