Đan chành là công việc hết sức tỉ mỉ, lựa chọn nguyên liệu công phu và tinh tế. Cái dùng để làm chành, được lựa chọn từ cây tre già, thẳng chắc chắn, được gâm kỹ dưới nước để tránh mối mọt, ẩm mốc khi sử dụng. Nan làm chành được chọn từ những cây nứa già, không bị xước vỏ bên ngoài, nứa cũng được gân dưới nước kỹ để đảm bảo tránh mối mọt, đặc biệt là ẩm mốc gây ảnh hướng đến chất lượng bánh.
Cái tre cho mỗi chành được làm từ 2 thanh tre có chiều dài khoảng 1,9m – 2m kích thước độ bằng ngón tay cái, tùy vào từng loại bánh mà người thợ có thể xếp từ 7-8 cái/ trành. Nứa được trẻ nhỏ khoảng độ 3mm, dùng dao vuốt các cạnh, lấy mình cật của cây nứa dùng để đan chành. Trên mỗi chành làm bánh có khoảng 10 nan dọc và khoảng cách các nan khoảng độ 1cm. Việc này nhằm đảm bảo cho bánh đặt lên có độ thoáng, độ bám khi bánh khô, sức chịu đựng khi bánh mới ra lò.
Các nan ngang cũng có cùng kích thước với nan dọc, nhưng được xoắn đánh đai qua 2 cái của chành bằng tre với tỉ lệ đều đặn, người đan chành còn dùng một khúc gỗ định vị 2 thanh cái của chành để 2 đầu chành bánh được đều. Mỗi khi đan, các nan được xít chặt vào nhau, để tạo khoảng cách đều đặn họ phải dùng đột để đưa vào đúng vị trí mong muốn, nan ngang nhìn như một sợi nan dài được nối tiếp với nhau một cách khéo léo lộ lên mặt chành là toàn bộ phần vỏ ngoài của cây nứa. Chính vì vậy việc cọ rửa, hay hong phơi bánh được thuận tiện.
Sau khi đan được những cái chành chắc chắn, chành lại tiếp tục được phơi nắng thật khô, cọ rửa sạch nhiều lần rồi mới bắt đầu được sử dụng. Đan chành làm bánh là phụ thuộc vào lúc thời tiết không làm được bánh thì những người thợ lại tranh thủ đan, sửa chữa những chành bị hỏng nên công việc của làng nghề gần như không có lúc nào nghỉ tay.