Mùi thơm, độ béo ngây vừa đủ là thành phần đặc chưng không thể thiếu trong chiếc bánh đa Chòm. Vừng được rắc đều ngay trong lò bánh, kết dính và chín như đã được hấp bởi hơi nước của lò. Vừng vàng , chứ không phải là đen hay đã bóc vỏ, khi nướng bánh vừng chín lên tạo mùi thơm hấp dân, vị bùi khi ăn. Vừng được mua từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài tỉnh, nhưng lựa chọn được những hạt vừng làm bánh cũng phải rất cầu kỳ và cẩn thận.
Vào mùa tháng 8 là mua thu hoạch cửa hạt vừng vàng, dân làng làm bánh đa hay mua tích trữ để có lựa chọn được giá trị hạt vừng tốt nhất: Vừng tròn đều, căng mọng, ít tạp chất, phơi khô...
Sau khi chọn mua, vừng được đãi bằng nước để cho cặn bẩn, sạn, hạt tróc vỏ được lắng xuống, lấy những hạt nổi bên trên đem phơi khô. Sau quá trình phơi thật nỏ, họ dùng mẹt “được đan dày bằng tre” dần lắc nhiều lần nữa để loại bỏ những vỏ lá, hạt lép của vừng một cách cẩn thận rồi mới cho vào túi nilon kín để bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa các loại côn trùng hay tân công như Kiến, Gián ...
Hạt vừng vàng đều, sạch quyết định đến chất lượng bánh đa Chòm. Chính vì vậy mà việc mua, tích trữ, làm sạch, bảo quản là khâu cực kỳ quan trọng. Vùng nguyên liệu hay được chon mua là các khu vực bãi ngang của các vùng ven biển, ven sông vừng ở đây có hàm lượng dinh dưỡng cao vì có lượng phù xa tương đối tốt.
Ngoài vùng nguyên liệu truyền thống có giá thành tương đối cao và ổn định, thì vừng nhập khẩu và các vùng miền khác cũng rất da dạng phong phú, thôn tin thị trường cũng nhanh hơn để bà con lựa chọn, nhưng yêu tiên của người dân trong làng chỉ chủ yếu là nhưng khu vực truyền thống.